Saturday, 20/04/2024 - 14:15|
Chào mừng bạn đến với cổng thông tin điện tử của Trường TH-THCS Ngok Bay - TP Kon Tum
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Những thay đổi căn bản trong dạy - học ngoại ngữ

GD&TĐ - Các chuyên gia ngoại ngữ đều ghi nhận những biến đổi tích cực của ngành giáo dục thời gian gần đây, đặc biệt trong việc dạy và học ngoại ngữ khi học sinh ngày nay tiếp cận, học tiếng Anh tự nhiên, hứng thú và có động lực hơn.
GD&TĐ - Các chuyên gia ngoại ngữ đều ghi nhận những biến đổi tích cực của ngành giáo dục thời gian gần đây, đặc biệt trong việc dạy và học ngoại ngữ khi học sinh ngày nay tiếp cận, học tiếng Anh tự nhiên, hứng thú và có động lực hơn.

Thạc sỹ Phùng Văn Trung - Giám đốc Học viện Anh ngữ Oxford (OEA Vietnam): Nhà nước hết sức quan tâm, đầu tư việc dạy học ngoại ngữ

 

Thạc sỹ Phùng Văn Trung 
Là đại diện Trung tâm Anh ngữ và hiện đang triển khai đề án chương trình tiếng Anh tăng cường ở một số trường học tại Hà Nội, tôi nhận thấy, học sinh ngày nay tiếp cận, học tiếng Anh tự nhiên, hứng thú và có động lực hơn.

Nhiều em coi đó là chìa khóa để sau này có thể mở những cánh cửa ước mơ du học của mình trong tương lai.  

Ngày nay, cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, các gia đình cũng có điều kiện về kinh tế để đầu tư vào việc học tập của con em mình. Tiếng Anh là một trong những môn học được các bậc phụ huynh quan tâm và đầu tư cho con em mình nhất. 

Chính vì vậy, các em học sinh có thể chọn lựa chương trình học tại các Trung tâm đào tạo ngoại ngữ có chất lượng để trau dồi, nâng cao kiến thức và kỹ năng ngôn ngữ của mình.

Ngoài ra, các em có thể tự nguyện đăng ký tham gia các chương trình tiếng Anh tăng cường ngay tại trường học của mình.

Điều quan trọng, các em được làm quen và thưc hành tiếng Anh của mình với giáo viên bản ngữ ngay từ nhỏ, qua đó giúp các em phát âm chuẩn và xây dựng sự tự tin trong giao tiếp tiếng Anh.

 

Việc dạy và học ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng đã và đang được Nhà nước ta hết sức quan tâm và đầu tư; việc nâng cao năng lực ngôn ngữ cho học sinh, sinh viên Việt Nam là một trong những chiến lược quan trong trong giáo dục.

Việc học sinh học và sử dụng tốt ngôn ngữ sẽ giúp các em nắm bắt được những cơ hội học tập và làm việc trong tương lai, tự tin giao lưu hội nhập và trở thành những công dân toàn cầu.

 

Đặc biệt, năm 2008, Quyết định 1400 của Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020”. Được biết, Đề án ra đã và đang tăng cường hỗ trợ nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên tiếng Anh các cấp học và qui chuẩn lại việc dạy - học và đánh giá ngoại ngữ của Việt Nam đến năm 2020.

 

Nhiều qui định cũng được ra đời nhằm chỉ đạo và hướng dẫn các trường học hợp tác liên kết đào tạo tiếng Anh trong trường học. Ví dụ, các chương trình làm quen và tăng cường tiếng Anh trong trường học… Việc này có tác động rất tích cực tới xã hội, thúc đẩy phong trào học tập và nâng cao kiến thức cùng kỹ năng tiếng Anh;

Đặc biệt các em học sinh - sinh viên được tiếp cận với các chương trình tiếng Anh được nghiên cứu và xây dựng bài bản từ các tổ chức đào tạo uy tín cùng giáo viên bản ngữ có chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và kinh nghiệm giảng dạy.

Bà Phan Thị Hoàng Hoa - Tổng Giám đốc (Tổ chức Giáo dục và Đào tạo Apollo Việt Nam): Ý thức tự học, tự trang bị tiếng Anh của HSSV tăng rõ rệt

 

 

 

 

Bà Phan Hoàng Hoa 

Bộ GD&ĐT đã ban hành chỉ thị về việc tăng cường triển khai thực hiện nhiệm vụ dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân và một trong những nhiệm vụ trọng tâm là nhằm khắc phục hạn chế, tăng cường hiệu quả triển khai thực hiện nhiệm vụ dạy và học ngoại ngữ tới các hệ thống giáo dục cơ sở.

 

 

Ở góc độ là một người đã có thời gian làm việc lâu dài trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, đặc biệt là đào tạo tiếng Anh tại Việt Nam, tôi đánh giá đây là hướng đi đúng, phù hợp với bối cảnh phát triển xã hội khi mà các quốc gia đang ngày càng xích lại gần nhau và việc sử dụng tốt một ngôn ngữ chung, ngôn ngữ quốc tế là rất cần thiết.

 

Cùng với Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020, với sự chỉ đạo triển khai đồng bộ tới các cấp, các trường, Apollo đã ghi nhận những chuyển biến toàn diện và tổng thể không những từ phía các trường mà ngay cả số lượng học sinh, sinh viên tham gia học tiếng Anh với tư cách cá nhân để nâng cao khả năng tiếng Anh của mình.

 

Có thể nói, Đề án đã có ảnh hưởng sâu rộng tới học sinh, sinh viên, thể hiện cụ thể nhất qua số lượng giáo viên, học viên đăng ký theo học tại các trung tâm của Apollo trên toàn quốc.

 

Tại Apollo, qua trao đổi với các học viên, chúng tôi đã nhận thấy ý thức tự học và tự trang bị tiếng Anh, đặc biệt của đối tượng trẻ, học sinh, sinh viên tăng rõ rệt. Một yếu tố rất đáng mừng bởi nó phản ánh chất lượng nguồn nhân lực Việt đang ngày một tăng.

 

Không chỉ đáp ứng các yêu cầu về chất lượng giảng dạy trong hệ thống trường học với việc đáp ứng các chuẩn tiếng Anh bắt buộc đầu ra mà đây còn là yếu tố quan trọng đáp ứng những yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực khi chính các bạn trẻ này sẽ tham gia vào lực lượng lao động trong tương lai của Việt Nam.

 

Ông Chu Tuấn Anh – Phó Tổng Giám Đốc công ty cổ phần Đào tạo và Ứng dụng Aprotrain kiêm Giám đốc Tổ chức GD&ĐTHi! Language School: Ghi nhận thay đổi rất tích cực của ngành Giáo dục trong đào tạo ngoại ngữ

 

Ông Chu Tuấn Anh 

Các bậc cha mẹ hiện nay rất quan tâm đến ngoại ngữ cho con mình nên hầu hết trẻ em ở thành phố lớn đều được theo học các khóa học tiếng Anh, tạo được nền tảng tiếng Anh tương đối khá.

Cũng phải nói thêm về sự tạo điều kiện của ngành Giáo dục với việc phát triển khả năng ngoại ngữ cho học sinh – sinh viên hiện nay. Tôi đánh giá trong vòng vài năm gần đây, đặc biệt 1 năm trở lại đây, Bộ GD&ĐT đã có những chuyển biến thật sự tốt; có những đổi mới quan trọng, mang hơi thở của triết lý giáo dục thời đại.

Điểm thứ nhất, Bộ GD&ĐT đã thay đổi rất căn bản trong đào tạo giảng viên tiếng Anh tương lai tại các trường ĐH. Đó là áp dụng công nghệ đào tạo ngoại ngữ mới, học theo phương pháp tương tác, lấy học sinh làm trung tâm thay vì truyền đạt phương pháp dạy mang tính tuyến tính.

Điều này giúp nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên; từ đó đồng thời nâng cao chất lượng học tập của học sinh.

Điểm thứ 2 là thay đổi trong việc đem những hệ quy chuẩn ngoại ngữ của quốc tế về Việt Nam. Học sinh – sinh viên Việt Nam ngày nay đã được tiếp cận với những phương pháp học mới với mục tiêu đào tạo đạt chứng chỉ quốc tế.

Khi đạt những chứng chỉ chuẩn đó, sinh viên không chỉ sử dụng chúng trong phạm vi Việt Nam mà còn trên trường quốc tế, như đi du học, cạnh tranh trong việc làm tại các quốc gia phát triển.

Đây là những thay đổi không thể thiếu được trong thể kỷ 21, và đặc biệt nếu như chúng ta muốn vươn xa hơn trên thế giới.

 


Tác giả: GD&TĐ -Hiếu Nguyễn (ghi)
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài tin liên quan
Chính phủ điện tử
Tin đọc nhiều
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 9
Hôm qua : 5
Tháng 04 : 281
Năm 2024 : 1.411